Kỹ thuật chăm sóc cây Vạn niên Tùng

Nhân giống bằng phương pháp vô tính: Chiết cành hoặc giâm cành. Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm cao từ 15 - 20 cm, nên giữ cây trong bóng râm từ 30 - 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng trong giai đoạn này nên dưỡng cây con trong bầu để tiện việc chăm sóc, khi cây cao từ 80 cm trở lên có thể trồng xuống đất. Cây phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rả bầu.
Vạn niên Tùng - Tùng La Hán


Giá thể sử dụng ươm cây con: Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% mụn dừa, 30% trấu; Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã oai mục, với tỉ lệ 20 - 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 - 50% mụn dừa.

Phân bón:

Khi cây trong giai đoạn vườn ươm (khoảng 2 tháng) phun phân bón lá 10 ngày/lần, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, che mát khoảng 40 - 50%.

Khi cây còn nhỏ (có chiều cao từ 20 - 50cm) pha phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 để tưới, nên tưới vào lúc chiều mát, không nên tưới khi cây đang ra đọt non, cách 15 - 20 ngày tưới 1 lần, liều lượng 1kg tưới 1.000 cây, có thể phun bổ sung phân bón lá; Lượng phân tăng dần theo tuổi cây.

Khi cây từ 3 năm tuổi trở lên bón từ 40 - 50 gram/gốc, không nên bón phân khi cây ra đọt non.
Vạn niên Tùng - Tùng La Hán


Phòng trừ sâu bệnh:

Tùng la hán có 2 loại bệnh phổ biến :

Bệnh rệp lá :

Rệp thường chí bám ở các búp lá non, chúng phát sinh theo mùa, thường vào đầu xuân hay cuối thu. Loại rệp này chỉ cần phun thuốc diệt rệp vài ba lần, mỗi lần cách nhau một tuần là được.

Bệnh nấm lá tùng la hán

Nấm lá phát sinh do tùng la hán đặt ở nơi độ ẩm cao, thiếu ánh nắng. Nấm màu trắng, bám rất chặt ơt mặt sau của lá, sau lan dần lên cả mặt trên làm cho lá trắng bệch, khiến ta tưởng lá bị phủ bùn đất bẩn. Nếu lấy móng tay cạo thì nấm khó bong ra, có thể làm nát lá. Nấm nhiều làm cho lá la hán dầy lên và cong lại, màu xanh của lá giảm đi, cành teo tóp. Bệnh nặng kéo dài nếu không được chữa, cành có thể bị chết. Phun các loại thuốc trừ rệp không có tác dụng.

Kinh nghiệm chữa :

Để cây ra nắng, dùng nước xà phòng rửa chén bát pha loàng với nước lã tỷ lệ 50-50. Lấy mảnh vải màn mỏng, nhúng nước xà phòng lau từng lá bị bệnh, cả mặt trên và dưới, nếu chỉ phun nước xà phòng thì không có tác dụng. Lau đến đâu, nấm bong ra đến đó, lá sẽ sạch và xanh trở lại.

Nhớ đeo găng tay loại dùng rửa chén bát tránh xà phòng đậm đặc ăn da tay.

Tăng cường chăm bón cho nõn lá mới phun ra, cây sẽ hồi phục và xanh tươi trở lại.

Sâu hại: Phổ biến có 2 đối tượng sâu hại là rầy mềm và sâu vẽ bùa tấn công khi cây vừa nhú đọt non cần chú ý phun thuốc để phòng trừ trong giai đoạn này, có thể sử dụng dầu khoáng DC - Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác.

Bệnh hại: Rải rác xuất hiện bệnh lỡ cổ rễ hoặc khô đầu ngọn, có thể phun thuốc Aliete, Ridomil, v.v…

Tưới nước: Cây có khả năng chịu hạn tốt, nhưng cần chú ý tưới đủ nước để cây phát triển tốt. Mùa nắng khi cây còn nhỏ có thể tưới 2 ngày/lần; khi cây lớn có thể 3 - 4 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm của đất. Cây ít mẩn cảm với nước mặn, nhưng không chịu được nước phèn.

Tạo dáng cho cây: Tùy theo sở thích có thể tạo dáng thẳng đứng hoặc bon sai. Là cây thân dẻo dể uốn sửa để tạo dáng.
Vạn niên Tùng - Tùng La Hán


Một số ý khác:

Đối với cây Vạn Niên Tùng và Tùng Trung Quốc, về kỹ thuật trồng và chăm sóc giống nhau, cả 2 loại đều dễ trồng. Nếu muốn trồng với quy mô lớn, trước khi trồng phải đắp mô, mô rộng từ 60 - 70 cm, cao tùy theo mực thủy cấp trong vùng tránh bị nước ngập; hàng cách hàng 2m, cây cách cây từ 1,5 - 2m (khoảng cách trồng có thể tăng giảm tùy điều kiện thực tế và mục đích sử dụng cây).

Không có nhận xét nào