Tùng la hán cây đẳng cấp hàng đầu

Chẳng biết tự khi nào, cái danh tự tùng La hán xuất hiện trong làng chơi cây cảnh Việt Nam. Ngay cả đến những bậc lão làng thành danh trong làng chơi cây cảnh ở Hà thành, cũng không rõ được xuất xứ của cái tên này.

một cái tên khác vẫn được dùng để gọi tùng La hán: Thông tre! Cái tên này dân dã hơn, lấy luôn hình dáng lá của tùng La hán hao hao lá tre để gọi tên.


Nhưng dù ở dưới cái tên nào, thứ tùng thượng phẩm, loại cây được coi là cao cấp nhất trong dòng bonsai và cây thế này luôn hút hồn người chơi cầu kỳ và kỹ tính bởi nhiều yếu tố thẩm mỹ được ông trời ưu ái đem tích hợp vào một: rễ uẩn súc sương kính, thân trầm ổn vững chãi như núi, cành hiên ngang mà ưu nhã, lá khi nở búp xòe ra như những cánh hoa tao nhã mà khỏe khoắn, bất biến một màu xanh vĩnh cửu...

Nhưng điều quan trọng nhất để tùng La hán lá nhỏ vững vàng ở ngôi thượng phẩm là người chơi cây phải có được sự cầu kỳ, đam mê và nhẫn nại hết mức.

Hiếm có một thứ cây nào ưa sự phóng khoáng đến mức mà hễ cứ đụng dao kéo vào là ngay lập tức trở tính, phát triển hết sức chậm, thậm chí ngừng lớn luôn như tùng La hán.

Hiếm có thứ cây nào mà chỉ cần động rễ một chút là cầm như ném một đống tiền xuống sông xuống bể. Cũng hiếm có thứ đại thụ nào mà hễ đưa vào thế là phải kiên nhẫn tới 10 năm mới có được một thế cây chơi tạm được.


Lấy một phép so sánh khiên cưỡng, ngay cả đến tứ quý sanh - si - đa - đề nếu mát tay, sau 3-4 năm đưa vào thế là đã có cây đẹp để thưởng trà, thì với tùng La hán, quãng thời gian ấy phải đem nhân gấp 3 lần lên nữa, tức là thêm chừng hơn ba ngàn ngày dày công chăm sóc và chăm chút hết mực.

Ấy thế nên, như có một thứ chuẩn vô hình, nhà ai có trong vườn thấp thoáng dăm bóng tùng La hán, kể cũng được coi là người sành chơi vậy.

Sang trọng thế, tao nhã thế, uẩn súc thế, cho nên tùng La hán cũng tạo ra nhiều tín đồ mà sự cuồng si kể cũng được coi là khác người.

Hoa Duy Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015
Công ty thiết kế cảnh quan sân vườn biệt thự đẹp mê hồn

Công viêc của công ty thiết kế cảnh quan chủ yếu để tạo ra một không gian hài hòa kết hợp các yếu tố dựa trên một số nguyên tắc thiết kế và cung cấp hợp lý. Cũng như việc thiết kế kiến trúc, quy hoạch đô thị, thiết kế cảnh quan đưa vẻ đẹp và sự hài hòa vào trong không gian sống, đó có thể là một không gian sân vườn nhỏ hoặc là một không gian sinh thái rộng lớn.

Cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, người thiết kế cảnh quan chuyên nghiệp cần những ý tưởng sáng tạo và không gian nhạy cảm.

Khi các khu vườn xanh bao quanh nhà biệt thự, sinh thái cảnh quan đang trở thành quen thuộc trong các đô thị lớn, các ngành nghề thiết kế cảnh quan bắt đầu chú ý nhiều hơn. Một lĩnh vực mới nhưng cho đến bây giờ nó đã trở thành một xu hướng tại Việt Nam.

Đây cũng là bể bơi nhỏ cho các thành viên trong gia đình một nơi thư giãn cùng dòng nước mát, cho bạn cảm giác thú vị và vui vẻ khi được sống trong một không gian tốt và hoàn hảo đến vậy.



Công ty cảnh quan thiết kế những sân vườn biệt thự đẹp là sự phối hợp tổng thể của hệ thống cây xanh, bể bơi cùng thác nước, sự kết hợp được bố trí thiết kế tốt sẽ làm không gian sống hợp lý và sử dụng được dễ dàng cũng như làm cho tâm hồn thư thái và êm đềm hơn.



Không gian sân vườn thật lung linh về đêm nhờ hệ thống đèn chiếu sáng được bố trí hợp lý

Hoa Duy Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015
Thiết kế hồ cá koi bằng các vật liệu đơn giản nhất

Việc các nhà thiết kế hồ cá koi bằng các vật liệu đơn giản như dùng các loại cây cảnh, đá tự nhiên, đá ốp tường … ngay chính tại sân vườn nhà bạn không chỉ thu hút các vị khách đến nhà bạn mà còn là một hình thức để bạn thư giản tại gia khi thưởng thức khung cảnh thanh tịnh của cá với nước.



Khi bạn làm hồ cá koi trong sân vườn nhà bạn, nó không chỉ kích thích sự phát triển của các loại thực vật ở gần hồ mà còn thu hút các loại bướm, chim do đó tạo ra không gian thiên nhiên yên bình của riêng bạn.





Việc có một hồ cá koi trong vườn nhà là một trong những hình thức xả stress lớn nhất. Căng thẳng là nguyên nhân của một số loại bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, rối loạn lo âu. Bạn có thể làm giảm những loại bệnh này bằng cách thêm một hồ cá koi vào vườn nhà bạn.





Koi là loại cá thân thiện, chúng ta có thể sờ vào chúng, cưng nựng chúng mà không sợ bị cắn bởi vì chúng không có răng. Những chú cá koi trở nên dễ thương khi ăn thức ăn trên tay bạn.



Làm tăng giá trị ngôi nhà bạn: hồ koi thể hiện tính sang trọng, nét đẹp thanh bình và tính đẳng cấp.



Thiết kế hồ nuôi cá chép Koi rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, màu sắc của cá. Đảm bảo ánh sáng chiếu vào hồ từ 60 - 80%, hồ nhỏ nắng nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cá mùa nắng.Với công nghệ chơi cá Koi của dân sành chơi thế giới, một hồ cá Koi ngoài trời đòi hòi cần có hệ lọc tuần hoàn chuyên dụng, phải tạo một môi trường nước riêng phù hợp với đặc tính sinh sống và phát triển của loài cá này.



Quanh ao trang trí các tảng đá tự nhiên lớn nhỏ, hoặc xây vòng thành có thể ngồi ngắm cá, vừa là “rào” ngăn cá có thể tung hứng nhảy ra ngoài.


Quanh hồ trồng vài khóm hoa, đá trang trí, cây chịu nước (thủy trúc, trầu bà…) thảm cỏ xanh, một góc hồ nên có cây che bóng mát (không để hồ cá 100% nắng), có thể thiết kế hòn non bộ, thác nước (vừa tạo cảnh quan vừa tạo oxy cho hồ), đài phun nước..

Hoa Duy
Đá nhật bản để làm hồ

Đến với Công Viên Đá Nhật Bản – Rin Rin Park (Tùng Sơn Thạch Hoa Viên thuộc công ty TNHH Tùng Vinh) bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của vô vàn đá nghệ thuật, đá sân vườn, kiểng bonsai mang phong cách Nhật Bản. Đặc biệt, ở đây có những tảng đá độc đáo nhất Việt Nam.

Ở Nhật, từ lâu, đá được xem là yếu tố cấu thành quan trọng trong nghệ thuật Hoa viên – vườn cảnh. Đá được phối cảnh cùng cây Tùng, cây Thích mang vẻ đẹp đặc trưng cho khu vườn Nhật: cổ lão – trường tồn. Trong vườn Việt, những viên đá Nhật được kết hợp với cây Trúc, cây Liễu lại tạo nét đẹp nên thơ.

Đa phần đá nhập là nham thạch mà người Nhật gọi là “Aoishi” với nhiều kích cỡ, hình dạng và màu sắc: từ những viên đá, hòn sỏi nhỏ xíu đặt trên kệ sách cho đến những tảng đá to thích hợp cho sân vườn rộng lớn. Đặc biệt, nhiều tảng đá có bộng đẹp, hang sâu có thể nuôi cá và trồng cây thủy sinh như: Sen, súng, kèo nèo, hay thả ấu, thả bèo… Đối với loại đá bề ngoài có vẻ thô kệch nhưng bên trong có màu sắc và vân đá tuyệt đẹp được cưa thành bộ bàn ghế để ngoài sân vườn với thảm cỏ xanh mặc cho nắng mưa mà chẳng hề hấn gì.


Hoa Duy
Cá Koi nhật đẹp từ các trại danh tiếng của Nhật

Cá Koi nhật bản hiện nay đang là phong trào chơi cá thu hút được đông đảo người chơi mới nhất. Lượng người chơi cá Koi tăng nhanh với số lượng chóng mặt, các dòng cá Koi  nhật đẹp từ các trại danh tiếng của Nhật cũng thường xuyên được nhập về. Sau đây là hình ảnh một vài em cá koi nhật bản
Hình ảnh Cá Koi Kohaku 40 cm
Cá Koi Kohaku 40 cm
Hình ảnh Cá Koi Akame Kigoi 27 cm
Cá Koi Akame Kigoi 27 cm
Hình ảnh Cá Koi ginrin Chagoi 40cm
Cá Koi ginrin Chagoi 40cm
Hình ảnh Cá Koi ginrin Kohaku 40 cm
Cá Koi ginrin Kohaku 40 cm
Hình ảnh Cá Koi Ginrin Ochiba 20 cm
Cá Koi Ginrin Ochiba 20 cm
Hình ảnh Cá Koi Hariwake 27 cm
Cá Koi Hariwake 27 cm
Hình ảnh Cá Koi Kigoi 40 cm
Cá Koi Kigoi 40 cm
Hình ảnh Cá Koi Kujaku 45 cm
Cá Koi Kujaku 45 cm
Hình ảnh Cá Koi Ochiba 20 cm
Cá Koi Ochiba 20 cm

Hoa Duy
Kỹ thuật trồng và chăm sóc tùng la hán


KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TÙNG LA HÁN

(Podocarpus macrophyllus)


1. Mô tả giống



* Tên: Tùng la hán có tên khoa học là Podocarpus macrophyllus, là một loài cây cảnh thuộc họ Thông tre (Podocarpaceae) có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc.

* Giá trị sử dụng: Tùng La Hán thường được trồng làm cảnh trong công viên, đình chùa, vườn nhà..

* Đặc điểm hình thái
Cây thân gỗ xanh quanh năm là cây đơn tính. Vào tháng 5, cây đực nở hoa hình cọc có sợi màu trắng đục. Hoa của cây cái có đài to, bên dưới có bốn cái vẩy dạng tuyến. Lá cây hình kim mọc cách dạng ốc xoắn, bề mặt màu xanh đậm, mặt lưng nhạt hơn. Quả chia làm hai phần, phần trên là hạt giống, hình cầu tròn màu xanh. Phần dưới có màu tím nhạt. Khi chín quả mỏng có dạng hình trụ, biến thành màu đen. Ăn có vị chua thơm ngọt, hình dáng giống như pho tượng La Hán, nên có tên là La Hán tùng.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Thời vụ trồng
Nên trồng la hán vào cuối thu hay đầu mùa xuân. Các mùa khác cũng có thể trồng được nhưng phải che chắn thật kỹ để tránh cái nắng gắt vào mùa hè
* Phương thức trồng và chăm sóc

Trồng la hán trên chậu thường dùng đất phù sa, đất pha cát đen 50%. Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm lấp đất ½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất. Ngày nay có nhiều giá thể trồng thay cho đất, vừa nhẹ vừa đảm bảo độ ẩm, tưới bón, thay chậu dễ dàng. Không nhất thiết phải thay chậu hàng năm, tùng la hán sống liền trên chậu 5-6 năm. Không nên đào, đánh thay chậu liên tục như vậy cây sẽ rất dễ chết.


* Bón phân

Khi cây còn nhỏ (có chiều cao từ 20 – 50 cm) pha phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 để tưới, nên tưới vào lúc chiều mát, không nên tưới khi cây đang ra đọt non, cách 15 – 20 ngày tưới 1 lần, liều lượng 1 kg tưới 1.000 cây, có thể phun bổ sung phân bón lá; Lượng phân tăng dần theo tuổi cây.

Khi cây từ 3 năm tuổi trở lên bón từ 40-50 gam/gốc, không nên bón phân khi cây ra đọt non.

Ngoài ra còn có thể dùng dung nước tiểu pha loàng 1/20, nước ốc ngâm kỹ pha loãng 1/20 bón 1 - 2 tháng 1 lần.

* Tỉa cành tạo tán
Bấm tỉa cành có thể làm bất cứ lúc nào trong năm nhưng nên có hai đợt chính vào khoảng tháng 3 và tháng 7 âm lịch để đón đầu 2 đợt tùng la hán phun chồi rất mạnh trong năm là tháng 4 và tháng 9 dương lịch. Bám phải bớt lại1-2 lá hoặc đoạn cành bên dưới còn vỏ xanh thì chắc chắn la hán ra chồi mới. Nếu vỏ đã quá già thì ít khi ra chòi mới sau khi ta bấm.
* Tưới nước

La hán ưa ẩm, chịu được khô, nhưng cần chú ý tưới đủ nước để cây phát triển tốt. Mùa nắng khi cây còn nhỏ có thể tưới 2 ngày/lần; khi cây lớn có thể 3-4 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm của đất. Cây ít mẩn cảm với nước mặn, nhưng không chịu được nước phèn, đất nhão cây cũng dễ chết. Biểu hiện sớm nhất là cây xuống màu. Phải kịp thời ngừng tưới nước, có khi cả tuần. Dùng que xiên rải rác trên mặt đất sâu xuống tận đáy chậu làm tăng thoát hơi nước và đưa nhiều không khí vào đất. Để nơi râm mát chờ khi đất khô ta mới tưới từ từ trở lại, không tưới sũng. Các biện pháp đánh cây ra, cắt rễ đen, trồng lại đều rất ít kết quả. Khi búp xòe ưỡn ra tối đa là lúc trong chậu đang thiếu nước nặng, cần bổ sung kịp thời.

3. Phòng trừ sâu, bệnh hại

* Rệp: Tùng la hán thường bị rệp sáp bám đầy ở các búp lá non làm cho búp chùn lại không lớn được. Có thể dùng thuốc trừ rệp hoặc dùng ngay thuốc xịt muỗi. Khi dùng thuốc xịt muỗi nên phun ướt đãm là bằng nước trước, rồi xịt thuốc, chỉ sau 1 lát rệp sẽ chết tức khắc, ta phun đẫm nước để rửa thuốc đi. Tuy búp lá non có thể bị tổn thương đôi chút, nhưng sau đó nó sẽ phát triển bình thường. Chỉ cần xịt thuốc 1 lần.


* Rầy mềm và sâu vẽ bùa: tấn công khi cây vừa nhú đọt non cần chú ý phun thuốc để phòng trừ trong giai đoạn này, có thể sử dụng dầu khoáng DC – Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác.

Hoa Duy Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015
Kỹ thuật chăm sóc cây Vạn niên Tùng

Nhân giống bằng phương pháp vô tính: Chiết cành hoặc giâm cành. Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm cao từ 15 - 20 cm, nên giữ cây trong bóng râm từ 30 - 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng trong giai đoạn này nên dưỡng cây con trong bầu để tiện việc chăm sóc, khi cây cao từ 80 cm trở lên có thể trồng xuống đất. Cây phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rả bầu.
Vạn niên Tùng - Tùng La Hán


Giá thể sử dụng ươm cây con: Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% mụn dừa, 30% trấu; Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã oai mục, với tỉ lệ 20 - 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 - 50% mụn dừa.

Phân bón:

Khi cây trong giai đoạn vườn ươm (khoảng 2 tháng) phun phân bón lá 10 ngày/lần, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, che mát khoảng 40 - 50%.

Khi cây còn nhỏ (có chiều cao từ 20 - 50cm) pha phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 để tưới, nên tưới vào lúc chiều mát, không nên tưới khi cây đang ra đọt non, cách 15 - 20 ngày tưới 1 lần, liều lượng 1kg tưới 1.000 cây, có thể phun bổ sung phân bón lá; Lượng phân tăng dần theo tuổi cây.

Khi cây từ 3 năm tuổi trở lên bón từ 40 - 50 gram/gốc, không nên bón phân khi cây ra đọt non.
Vạn niên Tùng - Tùng La Hán


Phòng trừ sâu bệnh:

Tùng la hán có 2 loại bệnh phổ biến :

Bệnh rệp lá :

Rệp thường chí bám ở các búp lá non, chúng phát sinh theo mùa, thường vào đầu xuân hay cuối thu. Loại rệp này chỉ cần phun thuốc diệt rệp vài ba lần, mỗi lần cách nhau một tuần là được.

Bệnh nấm lá tùng la hán

Nấm lá phát sinh do tùng la hán đặt ở nơi độ ẩm cao, thiếu ánh nắng. Nấm màu trắng, bám rất chặt ơt mặt sau của lá, sau lan dần lên cả mặt trên làm cho lá trắng bệch, khiến ta tưởng lá bị phủ bùn đất bẩn. Nếu lấy móng tay cạo thì nấm khó bong ra, có thể làm nát lá. Nấm nhiều làm cho lá la hán dầy lên và cong lại, màu xanh của lá giảm đi, cành teo tóp. Bệnh nặng kéo dài nếu không được chữa, cành có thể bị chết. Phun các loại thuốc trừ rệp không có tác dụng.

Kinh nghiệm chữa :

Để cây ra nắng, dùng nước xà phòng rửa chén bát pha loàng với nước lã tỷ lệ 50-50. Lấy mảnh vải màn mỏng, nhúng nước xà phòng lau từng lá bị bệnh, cả mặt trên và dưới, nếu chỉ phun nước xà phòng thì không có tác dụng. Lau đến đâu, nấm bong ra đến đó, lá sẽ sạch và xanh trở lại.

Nhớ đeo găng tay loại dùng rửa chén bát tránh xà phòng đậm đặc ăn da tay.

Tăng cường chăm bón cho nõn lá mới phun ra, cây sẽ hồi phục và xanh tươi trở lại.

Sâu hại: Phổ biến có 2 đối tượng sâu hại là rầy mềm và sâu vẽ bùa tấn công khi cây vừa nhú đọt non cần chú ý phun thuốc để phòng trừ trong giai đoạn này, có thể sử dụng dầu khoáng DC - Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác.

Bệnh hại: Rải rác xuất hiện bệnh lỡ cổ rễ hoặc khô đầu ngọn, có thể phun thuốc Aliete, Ridomil, v.v…

Tưới nước: Cây có khả năng chịu hạn tốt, nhưng cần chú ý tưới đủ nước để cây phát triển tốt. Mùa nắng khi cây còn nhỏ có thể tưới 2 ngày/lần; khi cây lớn có thể 3 - 4 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm của đất. Cây ít mẩn cảm với nước mặn, nhưng không chịu được nước phèn.

Tạo dáng cho cây: Tùy theo sở thích có thể tạo dáng thẳng đứng hoặc bon sai. Là cây thân dẻo dể uốn sửa để tạo dáng.
Vạn niên Tùng - Tùng La Hán


Một số ý khác:

Đối với cây Vạn Niên Tùng và Tùng Trung Quốc, về kỹ thuật trồng và chăm sóc giống nhau, cả 2 loại đều dễ trồng. Nếu muốn trồng với quy mô lớn, trước khi trồng phải đắp mô, mô rộng từ 60 - 70 cm, cao tùy theo mực thủy cấp trong vùng tránh bị nước ngập; hàng cách hàng 2m, cây cách cây từ 1,5 - 2m (khoảng cách trồng có thể tăng giảm tùy điều kiện thực tế và mục đích sử dụng cây).

Hoa Duy
9 lưu ý trong thiết kế sân vườn phong thủy

Theo quan niệm của người Trung Quốc thì không gian sân vườn hợp phong thủy là không gian vị trí, thiết kế dựa trên mô hình âm – dương và dòng chảy của năng lượng để tạo được hiệu ứng tích cực nhất.

9 lưu ý trong thiết kế sân vườn phong thủy 

1. Trong phong thủy, sân sau và vườn cần phải được bảo vệ, tránh những tác động xấu từ môi trường. Nên có một hàng rào bảo vệ bao quanh có tác dụng làm giảm tiếng ồn, gió mạnh và ô nhiễm không khí.
Nên thiết kế hàng rào bao quanh nhà
2. Trong thiết kế cảnh quan cho sân vườn cần đảm bảo tạo được không gian an toàn và thoải mái nhất. Có thể sử dụng hàng rào bằng tường đá hoặc những bụi cây và trang trí bằng cây xanh và hoa để làm cho khu vườn thêm hấp dẫn hơn.
3. Sân vườn nên thiết kế với không gian mở để nguồn năng lượng lưu chuyển được dễ dàng, đặc biệt là phía trước của cửa ra vào.
4. Không nên lựa chọn những cây lớn để trồng ở cửa trước và gần nhà vì cây lớn sẽ mang nguồn năng lượng xấu vào nhà. Nên trồng những loại cây nhỏ, cây bụi vì chúng không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên, nhẹ nhàng, đơn giản cho sân vườn mà còn mang đến không gian thoáng mở, hợp phong thủy.
5. Một trong những nguyên tắc trong thiết kế sân vườn nữa là “núi phía sau, nước phía trước”. Theo phong thủy, nước là biểu tượng cho sự giàu có, có tác dụng thu hút nguồn năng lượng và tài lộc cho gia chủ. Không gian sân vườn phía trước nhà rất thích hợp với một hồ bơi, ao cá, đài phun nước, thác nước, …
Nước là tượng trưng cho sự giàu có trong phong thủy
6. Ba yếu tố quan trọng trong thiết kế không gian sân vườn chính là nước, đá và cây xanh. Sân vườn được trang trí từ những vật liệu từ đá để làm tường rào, đá lát, tiểu cảnh, … là một không gian sân vườn đẹp, đơn giản theo phong cách phương Đông và có tác dụng ngăn nguồn năng lượng xấu và  bảo vệ ngôi nhà.
7. Cần phải có sự chú ý đặc biệt đối với phong thủy cây xanh. Cây xanh và hoa không chỉ tăng thêm hương thơm và màu sắc cho sân vườn của gia đình bạn mà còn giúp cân bằng dòng năng lượng chảy vào. Không gian sân vườn nên trồng những loại cây, loại hoa với nhiều màu sắc khác nhau. 
8. Tỷ lệ trong thiết kế sân vườn là một yếu tố rất quan trọng. Nếu trồng những loại cây quá cao sẽ làm mất đi sự cân bằng và hài hòa cho không gian sân vườn nhà bạn. Nên sử dụng những loại cây và cây bụi có sự khác biệt nhỏ về chiều cao để tạo ra điểm nhấn và dễ chịu cho người chiêm ngưỡng.
Trong thiết kế sân vườn cần chú ý đên tỷ lệ
9. Nên trang trí thêm cho sân vườn bằng những chiếc chuông gió bằng tre và tiểu cảnh nước để tạo ra những âm thanh thú vị của tiếng nước chảy róc rách và tiếng chuông gió nhẹ nhàng giúp bạn có một không gian thư giãn thoải mái và dễ chịu.
Trên đây là những lưu ý trong thiết kế sân vườn hợp phong thủy. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích, giúp cho bạn có được không gian sân vườn đẹp và hợp phong thủy nhất. 

Hoa Duy
Thiết kế cảnh quan sân vườn đẹp

Bạn có một diện tích đất muốn tận dụng nó để tạo dựng nên một không gian hài hòa, chúng tôi chuyên cung cấp và tư vấn giải pháp thiết kế cảnh quan cho gia đình, đô thị, cảnh quan sân vườn.

Thiết kế và thi công cảnh quan :


A. Thiết kế cảnh quan sân, vườn :
Tư vấn thiết kế cảnh quan giúp chủ gia cái nhìn tổng quát chi phí đầu tư, thiết kế vườn phải phù hợp với kiến trúc xây dựng theo phong cách kim hay cổ, có các kiểu vườn như vườn Châu Âu, vườn Nhật, vườn miền quê. . . Vì vậy nhà thiết kế phải biết về khoản đầu tư cho vườn là bao nhiêu, sau đó thiết kế và chọn vật liệu, cây cảnh cho phù hợp.

1. Sân trong vườn:

Tuỳ theo phong cách kiến trúc của ngôi nhà, các khu vườn có sân có thể mang dáng vẻ trang trọng hay cũng có thể trông ngộ nghĩnh, thú vị nhằm mục đích thầm bày tỏ cho mọi người thấy kiểu thẩm mỹ của chủ nhân.
Gồm sân trước và sân sau:

Sân trước : thường là chính diện nhà kéo dài ra cổng, là khoảng trung gian nối từ cổng chính vào nhà. Các bữa tiệc, sinh hoạt gia đình, đám đình sân trước có công năng dựng xe, bày bàn tiếp khách ngoài trời, phía trên có giàn dây leo hoặc là bữa cơm sáng, chiều tối của một số nhà.
Sân sau: Khoảng sân nhỏ, có thể là chòi bằng ngói hoặc lá tranh. Nơi chủ gia có thể ngồi một mình để chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên trong vườn, có lúc suy nghĩ những gì đã xảy ra ngày hôm qua và định hướng kế hoạch cho ngày mai.Nhiều chủ gia mời khách cùng thưởng thức hương trà, vị rượu bên tai nghe đâu đó tiếng thác, suối róc rách hoà lẫn tiếng chim sáo ríu rít trong lồng. Sân sau là khoảng riêng tư dành cho sinh hoạt gia đình như nấu nuớng, tiệc rượu, đối với trẻ là điểm tắm nắng vào buổi sáng rất lý tưởng (không ồn, không bụi ...

2 Vườn sân thượng:

Đối với những người đang sống tại trung tâm thành phố, một khu vườn trên sân thượng là một nơi nghỉ ngơi lý tưởng, xa lánh nhịp sống ồn ào, sôi động bên dưới. Cấu trúc và trọng tải khu vườn là vấn đề đặt ra đầu tiên, tiếp theo là việc thoát nước. Hàng rào trên sân thượng phải thoáng tránh hiện tượng gió xoáy. Nên đặt một hệ thống tưới nước tự động ( khi thi công phần xây dựng phải tính đến việc đi ống nước và điện hợp lý ). Trên sân thượng nên trồng cây trong chậu phía dưới có dĩa mỏng giữ nước tránh việc chống thấm cho sàn.
B. Thiết kế cảnh quan đô thị :

Kiến trúc cảnh quan là một lĩnh vực đa ngành đòi hỏi người thiết kế cảnh quan phải hiểu biết về kiến trúc, mỹ thuật, khoa học cây trồng, tâm lý học môi trường, địa lý, sinh thái, tâm sinh lý con người và các trường phái cảnh quan cũng như lịch sử sự hình thành và quá trình phát triển của nó. Kiến trúc cảnh quan là một lĩnh vực đa ngành đòi hỏi người thiết kế cảnh quan phải hiểu biết về kiến trúc, mỹ thuật, khoa học cây trồng, tâm lý học môi trường, địa lý, sinh thái, tâm sinh lý con người và các trường phái cảnh quan cũng như lịch sử sự hình thành và quá trình phát triển của nó.


Các hoạt động của một kiến trúc sư thiết kế cảnh quan bắt đầu bằng việc quan sát, thu thập tư liệu cho một nhu cầu về thiết kế cảnh quan, từ đó với sự hiểu biết của mình sẽ hình thành nên ý tưởng chủ đạo – đây là bước đầu tiên quan trọng nhất thể hiện sự kết hợp tinh tế giữa chuyên môn của mình với nhu cầu của chủ đầu tư cũng như của người sử dụng để tạo nên một không gian sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên với một chi phí hợp lý nhất.

Hoa Duy
Thiết kế sân vườn tiểu cảnh tuyệt đẹp

Thiết kế sân vườn tiểu cảnh là công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao, phải có tình yêu thiên nhiên và hiểu biết về đặc tính của các loại cây, mầu sắc, kích thước của các loại đá. Ngoài cây và đá trang trí, hòn non bộ, đá suối người thiết kế sân vườn tiểu cảnh còn phải kết hợp thêm một số vật liệu, thiết bị trang trí khác như gỗ ngoài trời, gỗ tự nhiên, đài phun nước, đèn chiếu sáng, đá granite, gạch inax, gạch gốm, tranh gốm… để kết hợp tạo lên một bức tranh thiên nhiên trong khoảng không gian sân vườn trong và ngoài ngôi nhà.



Thiết kế sân vườn tiểu cảnh bao gồm thiết kế sân vườn quanh nhà, thiết kế tranh đá, thiết kế thác nước, thiết kế đài phun, thiết kế tiểu cảnh gầm cầu thang, thiết kế tiểu cảnh giếng trời, thiết kế tiểu cảnh ban công, tiểu cảnh sân thượng. Với thiết kế sân vườn quanh nhà thì chỉ đơn thuần là bố trí cây xanh sao cho hợp lý, tính toán vị trí trồng cây xanh bóng mát, cây cảnh, khóm hoa sao cho hài hòa về không gian, hợp lý về bố cục và tạo tầm View đẹp cho các vị trí nhìn ra từ phòng khách, phòng ăn trong công trình.



các cây to phải bố trí thưa để lấy ánh sáng xuống cho các cây thế, cây cảnh thấp hơn và những khóm hoa. Một khu vườn đẹp là một khu vườn dành phần lớn cho thảm cỏ tạo cảm giác thoáng đãng, các cây to bố trí ở các góc vườn, cạnh tường rào làm nền cho những cây thế, cây cảnh đẹp và những bụi hoa trồng nhấn nhá trên các triền cỏ ( đổ đất tạo cao thấp ) và yếu tố cũng rất quan trọng trong khu vườn là các tảng đá lũa, đá suối bố trí một vài nơi tạo điểm nhấn cho nền xanh của khu vườn. để đi lại trên thảm cỏ cần có đá phiến ( đá mỏng ) xếp tạo lối đi uốn lượn trong khu vườn.


 Ngoài ra nhiều khu vườn lớn được bố trí thêm dòng suối nhỏ đổ bê tông bên dưới và xếp đá suối nhỏ 2 bên chạy về một hồ nước với đàn cá đa mầu sắc bơi lội. Tại một vài vị trí trên tường rào ta có thể bố trí tranh đá hình thôn quê hoặc tranh ghép đá hiện đại tạo lên điểm nhấn. Tiểu cảnh ban công hoặc sân thượng đòi hỏi phải có các bước sử lý chống thấm khá phức tạp nhằm tránh việc ngấm nước vào sàn bê tông và rễ cây ăn hỏng bề mặt bảo vệ trần nhà. Cách thức đơn giản và thông dụng các bạn có thể tự thực hiện như sau: Sau khi đánh dốc nền khu vườn về ga thu nước sân thượng, sơn chống thấm toàn bộ mặt nền và tường khu vườn ( qua vị trí đổ đất ), trải sỏi tròn 2 lớp dầy khoảng 30-40mm rồi trải lưới thép tiểu ly lên bề mặt lớp sỏi, lóp sỏi này có tác dụng tạo các khe cho nước chẩy về ga thu nước. Phía trên lớp lưới tiểu ly trải lớp bao tải dứa rồi đổ lớp đất sét dầy 100mm, tiếp đến là lớp đất thịt trồng cây.


Hoa Duy
Thiết kế thi công sân vườn biệt thự quanh khu vực HCM

Trong các ngôi biệt thự hay nhà vườn thì việc tạo nên các khoảng sân vườn là không khó bởi nó luôn có những diện tích rất lớn dành cho khuôn viên xung quanh. Tuy vậy, để tạo ra một khoảng sân vườn đẹp và độc đáo thì lại vô cũng khó. Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng để bài trí những cái gì và ở khu vực nào, trồng những loại cây gì ở đâu …trong một khuôn viên rộng lớn ấy mà vẫn tạo được ấn tượng thì đúng là không hề đơn giản.

Thiết kế thi công sân vườn biệt thự 
 

Mẫu sân vườn cho biệt thự, nhà vườn 


Mẫu sân vườn cho biệt thự, nhà vườn

Mẫu sân vườn cho biệt thự, nhà vườn 

Trước tiên phải sắp xếp các khoảng sân, vườn, đường dạo, thảm cỏ, bồn hoa, hồ nước… trong một tổng thể hài hòa và thuận lợi cho việc đi lại thăm thú. Sau đó, tùy thuộc vào sở thích riêng của từng gia chủ (có thể là một không gian tĩnh hay động, vườn khô hay nước, trồng hoa hay những cây cao…) để định hình những phong cách riêng trong thiết kế sân vườntiểu cảnh.


Mẫu sân vườn cho biệt thự, nhà vườn 


Mẫu sân vườn cho biệt thự, nhà vườn 


Mẫu sân vườn cho biệt thự, nhà vườn 


Mẫu sân vườn cho biệt thự, nhà vườn 

Trong các khu vườn lớn, nên phân ra các khu vực riêng tránh sự pha trộn hỗn độn tạo cảm giác rối rắm không có phong cách riêng. Có thể phân ra khu nào là vườn cây ăn quả, khu nào trồng rau, chăn nuôi, khu nào trồng hoa tạo cảnh … như vậy sẽ dễ dàng hơn cho việc bài trí cũng không gây hỗn độn phức tạp cho việc thiết kế tiểu cảnh.


Mẫu sân vườn cho biệt thự, nhà vườn 



Các khu vực này được liên hệ qua lại với nhau thông qua các đường dạo uốn lượn tạo cảm giác mềm mại và gần gũi hơn với thiên nhiên xung quanh.


Hoa Duy